Gạo là linh hồn của văn hóa ẩm thực Việt

Gạo được mệnh danh là hạt ngọc của trời. Là thứ linh phẩm thiêng liêng mà tạo hóa đã ban cho nhân loại. Gạo từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức con người thông qua những bữa cơm gia đình. Trong văn hóa ẩm thực Việt, những món ăn từ gạo luôn biến tấu đa dạng và giữ một vị thế chủ chốt.

Bắt nguồn từ truyền thuyết thời các vua Hùng, chắc hẳn chúng ta không thể nào quên được câu chuyện về Bánh chưng bánh giầy. Chiếc bánh chưng từ gạo nếp mộc mạc đã giúp chàng hoàng tử nghèo có được ngôi vua. Hay đến chàng Thạch Sanh trong cổ tích đã chiêu đãi quan quân sứ thần nước bạn bằng bát cơm thần để ca ngợi sự trù phú của đất Việt. Ai còn nhớ những món bánh được làm từ những hạt gạo còn thơm mùi lúa mới ngày xưa mà bà và mẹ đã khéo léo làm cho chúng ta nào là bánh tét, bánh ú, bánh bột lọc, cốm …vv. Những thức quà tuổi thơ đơn giản, đậm tình quê đã được lưu truyền biết bao thế hệ.

Đối với một nước Nông Nghiệp như Việt Nam chúng ta thì gạo và các món ăn từ gạo luôn là đề tài hấp dẫn với đầu bếp nổi tiếng trong và ngoài nước cho đến các thực khách đam mê ẩm thực.

Chẳng biết từ khi nào việc bổ sung thức ăn vào cơ thể theo chu kì tự nhiên lại được gọi là “Ăn Cơm” hay “Dùng Cơm”. Hàng ngày trung bình từ 2 – 3 bữa ăn được chúng ta gọi là “ăn cơm” lại trở nên quen thuộc. Đành rằng, trong các bữa ăn thì cơm là thành phần quan trọng giúp bật dậy hương vị của mọi món ăn, nhưng đôi lúc trong bữa ăn không xuất hiện cơm nhưng vẫn gọi một cách quen thuộc là “Ăn cơm”. Nếu nói đây là thói quen thì chưa thật sự chính xác vì phải có một vị trí nhất định nên “cơm” mới đi vào tâm thức người Việt một cách lâu dài như thế.

Trước tốc độ phát triển vượt bậc của xã hội, nhu cầu của con người cũng theo đó ngày một nhiều hơn. Tuy vậy bữa ăn của gia đình Việt vẫn không thể thiếu gạo. Dù gạo Việt vẫn giữ được vị thế của mình nhưng lại rơi vào thực trạng thất thủ. Lý do không gì khác ngoài những mặt hàng gạo nhập khẩu tràn lan, với giá cả không kém cạnh gạo nhà, lại mang mác nhập khẩu khiến người tiêu dùng trong nước không khỏi rung động.

Tuy nhiên, các thương hiệu gạo Việt vẫn đứng vững trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Bởi gạo Việt có “chất đặc biệt” mà mỗi con dân đất Việt đều mong ngóng trên đất lạ xứ người.

(ST)

.
.
.
.