Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình các dịch vụ Logistics.

Dịch vụ logistics là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm logistics. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu cơ bản logistics chính là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, cho đến phân phối đến tay người dùng. Trong đó, nhiệm vụ của logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát việc vận chuyển hàng hóa.

Trong Bộ Luật thương mại, điều 233 LTM 2005 cũng có định nghĩa về dịch vụ logistics cụ thể như sau:

“ Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Như vậy, logistics là một khái niệm tổng hợp. Và nếu doanh nghiệp khai thác bất kỳ một trong các hành vi trên, thì đã thực hiện dịch vụ logistics.

Vì hoạt động theo dây chuyền, nên nếu logistics tối ưu thì quá trình kinh doanh cũng được tối ưu. Khi sản phẩm được vận chuyển nhanh nhất tới tay khách hàng, giá trị và tính cạnh tranh thương hiệu sẽ tăng lên. Hiệu quả của logistics không chỉ áp dụng cho hoạt động thương mại trong nước. Nó còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics

Từ khái niệm về dịch vụ logistics, chúng ta có thể thấy được một doanh nghiệp logistics hoạt động dựa trên các nền tảng sau:

Logistics sinh tồn

Đây chính là nền tảng cơ bản của các hoạt động logistics nói chung. Nền tảng này hướng đến việc logistics cung ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Nó đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Hiểu nôm na, thì logistics sinh tồn chính là quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng chính là bản chất cơ bản của các dịch vụ logistics nói chung.

Logistics hoạt động

Hoạt động doanh nghiệp logistics xét theo khía cạnh hoạt động sẽ gắn liền với hệ thống sản xuất của đối tác. Nó chính là các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho cho các nguyên liệu đầu vào, đầu ra. Sau đó, phân phối sản phẩm đến các kênh phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chuỗi bán hàng, nhà phân phối, các cửa hàng nhỏ lẻ…)

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics
Logistics hoạt động đáp ứng nhu cầu vận chuyển mở rộng cho doanh nghiệp

Logistics hệ thống

Đây chính là những yếu tố giúp cho một công ty dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Nó bao gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực, máy móc thiết bị tối thiểu. Thiếu những yếu tố này, thì doanh nghiệp không thể thực hiện được dịch vụ logistics.

Đặc điểm dịch vụ logistics

Như đã nói, dịch vụ logistics chịu sự điều phối và quản lý của pháp luật. Vì vậy nó được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong luật thương mại 2005. Theo đó, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản của logistics:

Do thương nhân thực hiện

Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phương tiện thiết bị
  • Đảm bảo các công cụ cần thiết cho công việc
  • Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển hàng hóa
  • Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô dịch vụ.

Hiện nay, có khá nhiều công ty dịch vụ logistics. Để dễ hình dung hơn về logistics, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua dịch vụ các công ty như: Viettel, Bưu điện, Kho vận miền Nam, Tân cảng Sài Gòn, Giao nhận toàn cầu DHL…

Đặc điểm dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện, dưới sự quản lý của pháp luật

Có một đặc điểm của dịch vụ logistics mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không thể can thiệp vào chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, các công ty logistics còn có thể liên kết với 1 bên thứ 3 (ví dụ các công ty chuyên về vận chuyển). Vì vậy, hàng hóa cũng có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro hư hỏng, mất mát. Hoặc tác động từ các yếu tố khách quan cũng làm hư hỏng hàng hóa.

Chính vì vậy, pháp luật cũng có các quy định cụ thể để đảm bảo và giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân thực hiện dịch vụ.

Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất

Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện 1 khâu trong toàn bộ các dịch vụ logistics. Khi đó, họ cũng tự nhận mình là đơn vị dịch vụ logistics. Trên thực tế, dịch vụ logistics có bước phát triển cao nhất.

Nó không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận, lưu kho. Nó còn bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Logistics không chỉ có ý nghĩa trong bán hàng. Nó đóng vai trò trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối thành phẩm đến tay người dùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tối đa rủi ro.

Ngoài ra, các dịch vụ logistics chuyên về lưu trữ và kiểm kê hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nhất trong kinh doanh. Từ đó, hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tốt hơn.

Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Thương nhân thực hiện dịch vụ sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc. Hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong hợp đồng sẽ có điều khoản đền bù cụ thể để đảm bảo trách nhiệm của đơn vị logistics.

Phân loại dịch vụ logistics

Hiện nay, logistics được phân thành 3 nhóm chính:

Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu

  • Bốc xếp hàng hóa: Đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container
  • Dịch vụ kho bãi mục đích lưu giữ hàng hóa (tính cả kinh doanh cho thuê kho bãi)
  • Dịch vụ đại lý vận tải: Thực hiện thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa…
  • Dịch vụ bổ trợ
    • Bảo quản hàng hóa lưu kho
    • Xử lý đơn hàng bị khách hoàn trả
    • Kiểm tra hàng tồn kho
    • Kiểm tra và xử lý hàng hóa quá hạn, lỗi mốt
    • Tái phân phối hàng hóa
    • Cho thuê, mua bán container

Nhóm dịch vụ logistics vận tải

  • Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ (xe tải, container)
  • Vận tải hàng hóa bằng đường sắt
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế
  • Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
  • Chuyển phát nhanh nội địa
  • Chuyển phát nhanh quốc tế

>>> Tham khảo Giá cước vận chuyển hàng hóa Bắc Nam

Nhóm dịch vụ logistics liên quan

  • Kiểm tra sản phẩm, tư vấn kỹ thuật vận chuyển
  • Phân loại hàng hóa
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác
  • Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ bưu chính
  • Dịch vụ xin giấy phép: giấy công bố sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…
  • Tra cứu mã HS cho hàng hóa (Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã số này cần được tra cứu chính xác làm căn cứ để đóng thuế hải quan)
  • Các dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ khác

Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình các dịch vụ Logistics.

Dịch vụ logistics là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào được lấy làm tiêu chuẩn cho khái niệm logistics. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu cơ bản logistics chính là một quy trình cụ thể nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Chuỗi cung ứng này đi từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định, cho đến phân phối đến tay người dùng. Trong đó, nhiệm vụ của logistics là lên kế hoạch, triển khai và giám sát việc vận chuyển hàng hóa.

Trong Bộ Luật thương mại, điều 233 LTM 2005 cũng có định nghĩa về dịch vụ logistics cụ thể như sau:

“ Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Như vậy, logistics là một khái niệm tổng hợp. Và nếu doanh nghiệp khai thác bất kỳ một trong các hành vi trên, thì đã thực hiện dịch vụ logistics.

Vì hoạt động theo dây chuyền, nên nếu logistics tối ưu thì quá trình kinh doanh cũng được tối ưu. Khi sản phẩm được vận chuyển nhanh nhất tới tay khách hàng, giá trị và tính cạnh tranh thương hiệu sẽ tăng lên. Hiệu quả của logistics không chỉ áp dụng cho hoạt động thương mại trong nước. Nó còn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics

Từ khái niệm về dịch vụ logistics, chúng ta có thể thấy được một doanh nghiệp logistics hoạt động dựa trên các nền tảng sau:

Logistics sinh tồn

Đây chính là nền tảng cơ bản của các hoạt động logistics nói chung. Nền tảng này hướng đến việc logistics cung ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Nó đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Hiểu nôm na, thì logistics sinh tồn chính là quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây cũng chính là bản chất cơ bản của các dịch vụ logistics nói chung.

Logistics hoạt động

Hoạt động doanh nghiệp logistics xét theo khía cạnh hoạt động sẽ gắn liền với hệ thống sản xuất của đối tác. Nó chính là các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho cho các nguyên liệu đầu vào, đầu ra. Sau đó, phân phối sản phẩm đến các kênh phân phối (siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống chuỗi bán hàng, nhà phân phối, các cửa hàng nhỏ lẻ…)

Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics
Logistics hoạt động đáp ứng nhu cầu vận chuyển mở rộng cho doanh nghiệp

Logistics hệ thống

Đây chính là những yếu tố giúp cho một công ty dịch vụ logistics có thể hoạt động được. Nó bao gồm nhà xưởng, công nghệ, nhân lực, máy móc thiết bị tối thiểu. Thiếu những yếu tố này, thì doanh nghiệp không thể thực hiện được dịch vụ logistics.

Đặc điểm dịch vụ logistics

Như đã nói, dịch vụ logistics chịu sự điều phối và quản lý của pháp luật. Vì vậy nó được kiểm soát bằng những quy định cụ thể trong luật thương mại 2005. Theo đó, chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản của logistics:

Do thương nhân thực hiện

Dịch vụ logistics sẽ do thương nhân đảm nhiệm thực hiện. Khi lựa chọn cung ứng dịch vụ, thương nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện về phương tiện thiết bị
  • Đảm bảo các công cụ cần thiết cho công việc
  • Đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong vận chuyển hàng hóa
  • Có đủ số lượng nhân viên theo quy mô dịch vụ.

Hiện nay, có khá nhiều công ty dịch vụ logistics. Để dễ hình dung hơn về logistics, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn qua dịch vụ các công ty như: Viettel, Bưu điện, Kho vận miền Nam, Tân cảng Sài Gòn, Giao nhận toàn cầu DHL…

Đặc điểm dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện, dưới sự quản lý của pháp luật

Có một đặc điểm của dịch vụ logistics mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không thể can thiệp vào chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, các công ty logistics còn có thể liên kết với 1 bên thứ 3 (ví dụ các công ty chuyên về vận chuyển). Vì vậy, hàng hóa cũng có thể sẽ tiềm ẩn rủi ro hư hỏng, mất mát. Hoặc tác động từ các yếu tố khách quan cũng làm hư hỏng hàng hóa.

Chính vì vậy, pháp luật cũng có các quy định cụ thể để đảm bảo và giới hạn trách nhiệm cho các thương nhân thực hiện dịch vụ.

Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất

Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện 1 khâu trong toàn bộ các dịch vụ logistics. Khi đó, họ cũng tự nhận mình là đơn vị dịch vụ logistics. Trên thực tế, dịch vụ logistics có bước phát triển cao nhất.

Nó không chỉ bao gồm vận tải, giao nhận, lưu kho. Nó còn bao trùm cả một dây chuyền cung ứng vận tải phức tạp. Thương nhân thực hiện dịch vụ logistics sẽ thực hiện quy trình theo chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp

Logistics không chỉ có ý nghĩa trong bán hàng. Nó đóng vai trò trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ tất cả các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất, phân phối thành phẩm đến tay người dùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics hiệu quả sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế tối đa rủi ro.

Ngoài ra, các dịch vụ logistics chuyên về lưu trữ và kiểm kê hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp chủ động nhất trong kinh doanh. Từ đó, hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tốt hơn.

Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên

Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa các bên. Thương nhân thực hiện dịch vụ sẽ được nhận thù lao tương ứng với công việc. Hợp đồng đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong hợp đồng sẽ có điều khoản đền bù cụ thể để đảm bảo trách nhiệm của đơn vị logistics.

Phân loại dịch vụ logistics

Hiện nay, logistics được phân thành 3 nhóm chính:

Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu

  • Bốc xếp hàng hóa: Đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container
  • Dịch vụ kho bãi mục đích lưu giữ hàng hóa (tính cả kinh doanh cho thuê kho bãi)
  • Dịch vụ đại lý vận tải: Thực hiện thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa…
  • Dịch vụ bổ trợ
    • Bảo quản hàng hóa lưu kho
    • Xử lý đơn hàng bị khách hoàn trả
    • Kiểm tra hàng tồn kho
    • Kiểm tra và xử lý hàng hóa quá hạn, lỗi mốt
    • Tái phân phối hàng hóa
    • Cho thuê, mua bán container

Nhóm dịch vụ logistics vận tải

  • Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ (xe tải, container)
  • Vận tải hàng hóa bằng đường sắt
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa
  • Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế
  • Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
  • Chuyển phát nhanh nội địa
  • Chuyển phát nhanh quốc tế

>>> Tham khảo Giá cước vận chuyển hàng hóa Bắc Nam

Nhóm dịch vụ logistics liên quan

  • Kiểm tra sản phẩm, tư vấn kỹ thuật vận chuyển
  • Phân loại hàng hóa
  • Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác
  • Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp
  • Dịch vụ bưu chính
  • Dịch vụ xin giấy phép: giấy công bố sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…
  • Tra cứu mã HS cho hàng hóa (Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Mã số này cần được tra cứu chính xác làm căn cứ để đóng thuế hải quan)
  • Các dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ khác
.
.
.
.